
ĐAU VAI GÁY là gì? Đây là dấu hiệu cảnh báo về bệnh cơ xương khớp, phổ biến là thoái hóa cột sống. Bệnh có thể gặp phải ở mọi nứa thuổi mọi nghề nghiệp chứ không riêng gì người cao tuổi mới hay bị như nhiều người quan niệm.
NGUYÊN NHÂN ĐAU VAI GÁY
Các nguyên nhân cơ học gồm có:
Tập luyện quá sức: Vận động thể thao là điều cần thiết cho sức khỏe nhưng nếu vận động quá sức sẽ gây phản tác dụng. Đặc biệt nếu tập không đúng kỹ thuật thì nguy cơ đau vai gáy là rất cao.
Tính chất công việc: Nếu bạn ngồi một chỗ quá lâu cũng sẽ khiến cho các cơ ở vùng cổ, vùng bả vai bị chèn ép, khí huyết lưu thông chậm và gây đau cổ vai gáy. Ngồi làm việc sai tư thế cũng có thể là nguyên nhân gây nên công việc này.
Nằm ngủ sai tư thế: Khi bạn gối đầu quá cao, nằm quá lâu ở một tư thế, ngủ gục trên bàn,… thì mạch máu ở vùng cổ bị chèn ép và kém lưu thông gây đau mỏi vùng vai gáy.
Chấn thương: Chấn thương có thể đến do chơi thể thao hoặc do tai nạn trong cuộc sống. Nếu chấn thương gây ảnh hưởng đến cột sống, gân, chằng,… thì việc bị đau mỏi hay thậm chí là viêm vai gáy là điều khó tránh khỏi.
Nhiễm lạnh: Cơ thể bị nhiễm lạnh cũng khiến khí huyết ngưng trệ, tổn thương dây thần kinh và làm cơn đau tăng lên.
Thiếu dinh dưỡng: Khi cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng sẽ làm dây thần kinh ngoại vi hoạt động yếu dần. Lâu ngày sẽ gây ra đau vai gáy.

Các bệnh lý về xương khớp
Một số bệnh lý về xương khớp có thể gây nên căn bệnh đau vai gáy:
Thoái hóa cột sống cổ: Gai xương xuất hiện do thoái hóa cột sống cổ gây chèn ép dây thần kinh vai gáy. Người sau tuổi 40 sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Vôi hóa cột sống: Căn bệnh này cũng làm hình thành các gai xương, chúng chèn ép rễ thần kinh trong ống sống gây đau cổ, đau vai gáy.
Rối loạn chức năng thần kinh: Căn bệnh khiến dây thần kinh vùng vai gáy bị kéo giãn. Chúng khiến bạn mệt mỏi, khó ngủ và đau nhức vai gáy.
Rối loạn khớp bả vai lồng ngực: Bệnh thường gặp ở lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng,… do phải ngồi ở một tư thế trong thời gian dài. Bệnh gây đau vai gáy, khiến cho vùng vai gáy nhức mỏi. Nếu bệnh trở nặng, người bệnh có thể gặp khó khăn trong một vài tư thế như xoay cổ, cúi đầu,…
Viêm bao khớp vai, dính khớp bả vai, viêm vai gáy, viêm bao gân,… cũng là những căn bệnh gây đau vai gáy.
TRIỆU CHỨNG BỆNH ĐAU VAI GÁY
Khi các cơ bị co cứng cục bộ và đột ngột, chúng gây rối loạn thần kinh cơ và gây nên hội chứng đau vai gáy. Những cơn đau gây nhức mỏi và tê bì vùng cổ, vùng vai gáy. Cơn đau tăng nặng và lúc vừa ngủ dậy hoặc trong khi làm việc. Những người thường xuyên phải cúi đọc văn bản, đánh máy tính,… hoặc người ngồi làm việc sai tư thế sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Ngoài ra, những đối tượng như người cao tuổi, vận động viên, dân văn phòng, người làm công việc nặng nhọc, thường xuyên bê vác,… rất dễ mắc bệnh đau vai gáy. Những đối tượng này có thể nhận biết bệnh thông qua những cơn đau đầu vai gáy kéo dài, cứng cổ, đau cổ. Bệnh để lâu ngày có thể biến chứng làm ảnh hưởng đến khả năng vận động.
Bên cạnh những biểu hiện trên, người bệnh có thể nhận biết qua các triệu chứng đau vai gáy khác như:
Đau ở vùng cổ, bả vai, cánh tay và cả lưng,… Khi bệnh trở nặng, người bệnh có thể đau dây thần kinh vai gáy, đau nửa đầu vai gáy, rối loạn cảm giác các chi, đau cổ vai gáy tê tay.
Cơn đau xuất hiện chủ yếu và lúc sáng sớm hoặc khi mới ngủ dậy. Cơn đau chỉ thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi.
Cổ bị co cứng khiến người bệnh gặp khó khăn trong cử động.
Đau mỏi vai gáy kéo theo đau đầu, chóng mặt, ù tai,…

ĐIỀU TRỊ ĐAU VAI GÁY
Dưới đây là một vài phương pháp giúp điều trị bệnh:
Thuốc giảm đau cấp tính
Với người bệnh đau do nguyên nhân cơ học thì bác sĩ có thể chỉ định cho dùng thuốc như:
Thuốc giảm đau: Aspirin, Paracetamol.
Thuốc kháng viêm không steroid: Meloxicam Celecoxib, Piroxicam, Diclofenac,…
Thuốc giãn cơ: Diazepam, Mydocalm, Myonal.
Thuốc giảm đau thần kinh: Pregabalin, Gabapentin,…
Thuốc chống trầm cảm.
Vitamin nhóm B (B1, B6, B12).
Trị liệu chữa đau vai gáy
Một số phương pháp vật lý trị liệu dưới đây có thể giúp người bệnh giảm đau và giảm được nguy cơ tái phát bệnh:
Xoa bóp, bấm huyệt.
Châm cứu.
Nhiệt trị liệu.
Siêu âm.
Sóng ngắn.
Để lại một phản hồi